Thiết kế loa hát Karaoke kiêm loa nghe nhạc sử dụng củ loa Eminence Beta 10cx và Eminence ASD1001
Dự án là một yêu cầu khá khó từ anh Cường khi muốn một bộ loa vừa có thể hát Karaoke vừa nghe nhạc được, vì loa hát karaoke cần...
Điện thoại: 090 345 3311 - Đăng ký | Đăng nhập
Sau khi làm cho anh Sơn một bộ ván hở 3 đường tiếng sử dụng Eminence Alpha 15A, một cặp bass 30cm không có thông tin và cặp kèn Magnavox chơi dải cao, anh khen hay và muốn làm thêm một bộ ván hở nữa cũng sử dụng Alpha 15A chơi loa bass và trung là cặp loa đồng trục 30cm Electro Voice 12TRXB 16 ohm rất nặng và to, cùng với một cặp tép kèn pro của Beyma, CP22.
Hình ảnh loa Electro Voice đồng trục, 12TRXB.
EV 12TRXB là loa đồng trục 16 ohm có kèm theo một biến trở (lpad) dùng để điều chỉnh độ nhạy của loa tép đồng trục đi kèm với loa, loa rất nặng và to. Anh em lưu ý khi đo đáp tuyến của loa cần phải mở hết cỡ lpad để đáp tuyến thể hiện được cả dải cao của loa tép của loa xem nó như thế nào.
Đáp tuyến trở kháng và từ đó là các thông số của loa như sau:
Loa có trở kháng thuần khoảng 12 ohm là trị số tại đoạn đáp tuyến bằng phẳng phía sau tần số cộng hưởng của loa (tại 47Hz), trở kháng của loa khá ổn định cho tới tần số lớn hơn 2,000Hz một chút kháng vào khoảng 16 ohm và sau tần số 2000Hz thì giống như đặc điểm của các dòng loa bass khác khi tần số tăng lên thì trở kháng cũng tăng lên theo. Nhằm làm cho trở kháng của driver bằng phẳng, tức là không thay đổi theo tần số thì có thể dùng các mạch cân bằng như Zobel (một con tụ hóa Jantzen dòng nonpolar và cao cấp hơn là Premium Elko và một con điện trở mắc nối tiếp với nhau rồi mắc song song với loa bass) để xử lý, mạch này còn gọi là mạch cân bằng trở kháng.
Tần số cộng hưởng trong không gian tự do Fs của con EV này vào khoảng 47Hz (bình thường đối với một loa bass 30cm) là tần số mà tại đó màng loa bắt đầu dao động với tín hiệu nhỏ nhất được đưa vào. Với tần số này nếu đóng thùng chuẩn thì có thể xuống sâu hơn nữa.
Qts của loa vào khoảng 0.7, nếu làm loa bass chơi ván hở thì hơi thiếu một chút, nhưng trong trường hợp này là làm loa trung trong bộ ván hở thì cũng không còn quá quan trọng nhưng vẫn cần làm ván tương đối một chút để lấy được phần mid bass cho trọn vẹn. Tôi có biên một bài về việc chọn ván để chơi loa ván hở ở đây anh em tham khảo.
Vì xác định là chơi ván hở với Eminence ALpha 15A, đôi loa bass chơi ván hở phổ biến và ngon bổ rẻ nhất thế giới nên không cần phải tính tỷ số EBP cho driver này làm gì nữa mà ta sẽ tiến hành đo đáp tuyến tần số của loa luôn.
Đáp tuyến tần số của loa Electro Voice như sau:
Loa có đáp tuyến khả dụng khá rộng và đều cho tới dải cao do được kết hợp với một loa tép chơi đồng trục. ĐỘ nhạy trung bình của loa tôi không đo với điện áp 2.83V 1W như mọi khi do amp đo bị trục trặc nên chỉ lấy trung bình. Do cả 3 driver sẽ cùng đo với một tiêu chuẩn nên sẽ không có vấn đề gì về phương pháp đo này cả. Nhìn vào đáp tuyến có thể thấy loa sẽ thiếu tép ở dải gần 10kHz trở lên và thiếu bass nếu làm loa bass chơi ván hở, đó là lý do ta cần kết hợp thêm với Alpha 15A và tép kèn Beyma CP22.
Loa tép kèn Beyma CP22
Loa có thông số như sau:
Loa có trở kháng DC vào khoảng 3.5 ohm, tần số trong không gian tự do tại đó màng loa bắt đầu dao động vào khoảng 2,800Hz, tức là để cắt cho loa này thì tốt thiểu phải cắt ở tần số gấp 2 lần tức là 5,600Hz hoặc tốt hơn nữa là 10kHz theo đúng khuyến nghị của ngài Small trong các tài liệu của ông.
Loa có độ nhạy rất cao, có thể nói là cao nhất trong cả 3 loa trong hệ thống loa ván hở này, kể cả Alpha 15A.
Loa có dải tần đẹp nhất từ 4000Hz trở lên. Đó cũng sẽ khoảng tần số mà tôi sẽ cắt cho loa tép này, tức là cắt ở tầm trên dưới 8,000Hz.
Bộ này tôi phải đảo pha lần lượt cả loa bass và loa tép để tìm ra đáp tuyến tối ưu nhất. Loa mid (EV) này ban đầu được cắt bởi tụ 47uF nhưng sau thấy thiếu mid bass nhiều nên tôi phải tăng lên thành 63uF và đồng thời bỏ cuộn cảm ghép bậc 2 với tụ này đi để đáp tần trải dài xuống phần mid bass nhiều hơn.
Loa bass Alpha 15A thường cắt rất sâu ở các cấu hình loa ván hở khác (tầm 500Hz bởi cuộn cảm lớn tầm 9mH) nhưng ở bộ này cũng phải cắt cao lên (tầm 1000Hz hơn) để bù lại được sự yếu kém về độ nhạy so với loa EV và cũng để bù cho phần bass mà loa EV thiếu.
Sơ đồ phân tần cho bộ này sau rất nhiều lần cắm rút linh kiện như sau:
Loa tép được cắt bằng tụ 1.8uf, ở một số dòng nhạc thì có thể chói một chút nhưng lại ok ở các dòng nhạc khác nên tôi vẫn giữ nguyên trị số này, nếu sau này anh Sơn thấy chói thì có thể lắp thêm lpad để điều chỉnh sau.
Đáp tuyến tần số của bộ này cho thấy sự chồng dải giữa loa bass và loa mid (EV) để làm dày mid bass lên:
Đường đen là Eminence Alpha 15A, đường đỏ là con EV đồng trục 16 ohm và đường vàng là con tép kèn Beyma CP22. Đường xanh Blue là đường đáp tuyến tổng.
Eminence Alpha 15A: 4,290,000/cặp mới tinh. Bộ phân tần vào khoảng hơn 5,000,000 dùng toàn bộ linh kiện nhập của Jantzen Đan Mạch và Solen (Pháp).
Dự án là một yêu cầu khá khó từ anh Cường khi muốn một bộ loa vừa có thể hát Karaoke vừa nghe nhạc được, vì loa hát karaoke cần...
JBL L100 Century là dòng loa có thể coi là thành công nhất của JBL với số lượng bán ra tới hơn 1,000,000 bộ thời điểm từ khi ra mắt....
Anh Khanh mang tới cho shop 3 cặp loa của Goodmans: Cặp tép kèn Goodmans Trebax, cặp mid, mid high Goodmans Midax và cặp loa "toàn dải" 30cm Goodmans TDGX Twin...