Maybelle Audio độ lại phân tần loa JBL L100 Century

Maybelle Audio độ lại phân tần loa JBL L100 Century

Anh em ai chơi JBL đủ lâu, biết JBL đủ lâu đều biết JBL là một trong những công ty hàng đầu nếu không muốn nói là duy nhất đầu tư nhiều chất xám, nhiều sáng tạo vào sản phẩm của họ nhất và nhiều trong số đó đã tạo thành chuẩn mực cho các hãng khác sau này. Và JBL L100 Century là một trong minh chứng cho điều đó với ê căng đặc biệt, màng loa bass màu trắng trong khi tất cả củ loa thời đó (những năm 1970, thời đại hoàng kim của hi-fi) đều màu đen. JBL L100 Century cũng là dòng loa bán chạy nhất và thành công nhất của hãng thời đó, là bộ loa đứng thứ 7 trong số 10 bộ loa có ảnh hưởng nhất trong 50 năm qua, tới mức mà bây giờ hãng còn phải ăn mày quá khứ khi ra phiên bản mới của chính model này.

Việc độ lại JBL L100 Century không hề mới, anh em trên toàn thế giới đã bắt đầu độ nó từ những năm 90, nào là độ lại tiêu âm, nào là làm lại thùng... nhưng mà hiệu quả nhất và phổ biến nhất là độ lại phân tần, đặc biệt khi phân tần nguyên bản của JBL L100 Century nó quá đỗi đơn giản, linh kiện thì sử dụng tụ hóa, một dạng tụ có tuổi thọ ngắn và chất lượng không thể so sánh được với các dòng tụ mới bây giờ như Polyester, Polypropylene...

Phân tần nguyên bản đây. 

Chỉ có một con tụ hóa duy nhất cho loa tép JBL LE25 và con mid JBL LE5-2 cùng với 2 con lpad cũng là loại thấp cấp. Con loa bass thì đánh thẳng, không cắt tần gì cả. Tất nhiên anh là anh em nghe JBL L100 Century với phân tần này thì cũng ít người chê lắm, không phải ngẫu nhiên mà nó bán chạy như vậy. Tuy nhiên, để nó hay hơn thì cần phải độ lại phân tần. 

Đáp tuyến tần số tương ứng với mạch nguyên bản đây ạ. Được đo bằng thiết bị Omnimic V2DATS V3 của Dayton Audio kết hợp với phần mềm Xsim huyền thoại. 

Loa nhìn là thấy dải trung trầm là thiếu hụt trầm trọng, một phần là do đáp tuyến tần số cố hữu của con bass 30 JBL 123A-3 nó thiếu đoạn trung tầm từ khoảng 200Hz tới gần 1000Hz (đường màu đen), thứ hai là JBL sử dụng tụ 8uf là bé quá (đường màu vàng), không bù lại được khoảng trung trầm của loa, nếu tăng lên thành tụ 30uf thôi thì dải trung trầm cũng đã khác rất nhiều rồi. Loa tép thì mới chỉ là loa tép, chơi tới cỡ 17,000Hz là cùng. Con JBL L100 Century này thiếu một miếng ghép hoàn hảo nữa, đó là thêm một con siêu treble, nhưng mà thôi cái này tính sau. Cải thiện hiện tại đã. 

Đáp tuyến trở kháng của loa

Đáp tuyến trở kháng nguyên bản của loa cho thấy loa chơi thuần 6 ohm chứ không phải 8 ohm như tem phiếu dán đằng sau loa. 

Có nhiều cao thủ đã dành nhiều cong sức nghiên cứu và độ lại phân tần cho cặp loa này như Dennis Murphy hay Troels Gravesen,...

Ông Troels Gravesen thì bán sơ đồ phân tần nâng cấp nên tôi cung không biết trị số ra sao để mô phỏng, chỉ biết sơ đồ, không biết trị số từng linh kiện, nên không mô phỏng được. Còn ông Dennis Murphy thì có sơ đồ nên tôi thử mô phỏng xem sao (khách đã độ lại con này theo sơ đồ phân tần của ông này). 

Sơ đồ phân tần của ông Dennis đây:

Loa tép LE25 và loa mid LE5-2 được cắt bậc 3, loa bass cắt bậc 2, và con mid được giảm độ nhạy bởi con trở 3 ohm.

Đáp tuyến tần số của phân tần ông Dennis đây:

Tần số cắt 1000hz và 5000Hz, đáp tuyến vẫn cho thấy dải cao bị thiếu hụt, và dải bass hơi trội. Nói chung là không cân bằng.

Đáp tuyến trở kháng của ông Dennis đây:

Đáp tuyến rất không bằng phẳng, trở kháng trên toàn trục tần số dao động rất lớn, không thuần một chút nào, kém hơn so với cả sơ đồ nguyên bản. 

Trải nghiệm xong sơ đồ của Dennis thì tôi nghĩ cần phải mô-đi-phê sơ đồ này để làm cho âm thanh cân bằng hơn và nghe phê hơn nữa.

Và quy trình vẫn như thường lệ, tôi thảo bỏ phân tần cũ và đo đạc đáp tuyến trở kháng, đáp tuyến tần số của từng củ loa trong thùng dùng các thiết bị đo của Dayton Audio và sau đó đưa vào phần mềm thiết kế phân tần Xsim để tính toán. 

Đầu tiên là con tép LE25:

Cả 3 củ loa này đều dùng nam châm Alnico. 

Đáp tuyến tần số:

Loa có đáp tuyến khá là rộng và đẹp, đặc trưng của các dòng loa tép dome với dải tần từ 1khz cho tới cỡ 15khz, nhìn đáp tuyến có thể thấy, loa vẫn thiếu dải sieu treble, từ 13khz trở lên. Nếu ghép thêm siêu treble sẽ còn hay hơn nữa. 

Đáp tuyến trở kháng

Đáp tuyến trở kháng cho thấy Re của loa vào khoảng 4.9 ohm, tần số cộng hưởng 900Hz, như vậy về mặt kỹ thuật, con này có thể cắt tần từ ít nhất là 1,800Hz, rất là sâu, lưu ý không được cắt thấp hơn vì sẽ có khả năng cháy loa tép. 

Tới con loa mid 12cm JBL LE5-2:

Đáp tuyến tần số của LE5-2

Đáp tuyến cho thấy con mid này cũng chơi khá rộng, từ cỡ 300Hz cho tới tận 13khz, phần nào đó trùng dải với con tep LE25 và đáp tuyến khá là bằng phẳng. 

Con loa bass 30 JBL 123A-3, con này thì tôi đã có cơ hội trải nghiệm với 2 dự án rồi, một dự án DIY clone loa JBL L100 Century và một dự án DIY clone loa JBL L65 Jubal, nên rất rành con loa này. 

Đáp tuyến tần số của loa:

Loa có đáp tuyến tần số cũng rất rộng, từ cõ khoảng hơn 30Hz cho tới tận 6000Hz, tuy nhiên có một nhược điểm cố hữu của dòng loa bass này đó là dải trung trầm bị thiếu, anh em có thể nhìn thấy vùng lõm từ hơn 100Hz cho tới hơn 500Hz. Và đó là vấn đề cần phải cố gắng xử lý. 

Sau khi đo đạc các loa và tham khảo phân tần của anh Dennis Murphy thì tôi quyết định là cắt cho con bass thật thấp và đẩy đáp tuyến tần số của con mid xuống sâu hơn nữa để đẩy dải trung trầm của loa lên. 

Sơ đồ phân tần sau khi mô-đi-phê, tận dụng lại một số các linh kiện của bộ phân tần Dennis Murphy cũ.

Tận dụng lại các linh kiện của mạch Dennis Murphy cũ và thêm vào một số linh kiện mới, xin phép anh em không thể hiện một số trị số trên sơ đồ như ông Troels Gravesen. 

Đáp tuyến tần số mô phỏng sau khi ráp:

 

Đường xanh da trời là đường tổng, đường đen là loa bass 123A-3, đường vàng là loa mid LE5-2 và đường đỏ là tép JBL LE25. Loa tép được đảo pha để đảm bảo đồng pha với loa mid cho dải trung cao cân bằng hơn. Dải trung trầm từ hơn 100Hz tới 500Hz đã được cải thiện rất đáng kể với việc cắt tụ xả lớn cho loa bass và kéo dài dải tần thấp của loa mid xuống. 

Đáp tuyến trở kháng sau khi độ lại:

 

Đáp tuyến cho thấy trở kháng của loa chơi thuần ở khoảng 4 ohm, không có nhiều sự thay đổi trở kháng trong suốt dải tần so với sơ đồ cũ của Dennis Murphy.

Đáp tuyến tần số thực tế sau khi ráp phân tần, đo bằng mic Dayton Audio Omnimic V2. 

Hình ảnh phân tần sau khi ráp xong, ráp lại dựa trên bảng phân tần cũ. 

Clip test:

Cảm ơn anh em. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thong ke
Chat zalo Chat facebook Hotline: 090 345 3311