Độ loa toàn dải Phillips 9710 với loa bass 25 Eminence Deltalite 2510
Anh Khiêm đang chơi cặp loa toàn dải huyền thoại Phillips 9710, một cặp loa toàn dải 20cm nổi tiếng có Qts khá là cao và ví thế thường chơi thùng có thể tích lớn hoặc chơi thùng có kích thước vừa nhưng nên để hở lưng.
Các vấn đề anh cần xử lý:
1. Thùng DIY 9710 theo kiểu bass reflex của anh quá nhỏ so với hệ số Qts và Vas của loa này
2. Phillips 9710 có bệnh cố hữu là bị chói gắt ở dải cao.
3. Sự hạn chế về dải trầm của loa toàn dải
Shop tư vấn:
Vấn đề 1 và 3 sẽ được giải quyết bằng cách ghép thêm một driver bass và có độ nhạy cao trong một thùng bass reflex để anh có thể tiếp tục chơi đèn, và phải chọn bass có Qts thấp và Vas thấp để có kích thước thùng vừa phải và với các yêu cầu này, shop giới thiệu dòng từ Neo Deltalite nổi tiếng của Eminence, Deltalite II 2510.
Vấn đề 2 sẽ dùng một mạch BSC để khử đoạn chói ở dải cao của 9710.
Trước tiên sẽ cần phải thiết kế thùng loa cho loa bass 25 Eminence Deltalite ii 2510. Trình tự thiết kế thùng loa bass reflex tôi đã biên một bài rồi, anh em tham khảo lại Ở ĐÂY:
Thùng loa sau khi tính được có thể tích, đảm bảo về mặt kỹ thuật lẫn không gian yêu cầu của anh Khiêm, 9710 khi đó đóng vai trò là loa mid thuần túy và vì thế được bọc kín lại bên trong thùng loa để hạn chế sự ảnh hưởng qua lại giữa 2 củ loa khi áp suất bên trong thùng thay đổi khi dao động.
Muốn biết đoạn chói của 9710 ở đâu để xử lý và muốn biết ghép với bass Deltalite như thế nào thì như mọi lần cần phải đo đạc các đáp tuyến trở kháng và đáp tuyến tần số của từng loa trong thùng.
Đo đáp tuyến trở kháng của bass 25 Deltalite 2510 bằng thiết bị đo loa chuyên dụng của Dayton Audio mà shop đang phân phối, DATS V3.
Đo đạc cho thấy củ loa có Fs vào khoảng 60Hz và điểm lõm giữa 2 tần số cộng hưởng của củ loa và của lỗ thông hơi chính là tàn số thấp nhất mà thùng có thể đáp ứng được (vào khoảng 40Hz).
Sau khi đo đáp tuyến trở kháng sẽ lấy ra file có định dạng .zma để lát nữa sẽ cho vào phần mềm Xsim để tính toán.
Tiếp theo là đo đáp tuyến trở kháng của Phillips 9710 khi đã được bọc trong thùng kín. Việc bọc driver trong thùng kín cũng là để làm giảm Qtc của củ loa, làm cho loa đáp ứng ở dải tần thấp kém hơn, hay nói cách khác là cắt bớt dải tần thấp của loa và để loa bass đánh thay.
Đáp tuyến của Phillips 9710 trong thùng kín cho thấy Fs của loa đã tăng lên tới 165Hz và Qts của loa rất cao, đó là lý do mà anh em bán loa có thể đặt loa ở ngoài mà ko cần thùng để test cho mọi người nghe, đơn giản là loa có Qts rất cao và phù hợp để chơi ván hở gần như độc lập.
Giờ sẽ đi đo đáp tuyến tần số để xem độ nhạy của 2 loa có tương đồng không, có bằng phẳng không và giới hạn dải tần của từng loa ra sao.
Đo đạc được thực hiện ở điện áp 1.3V do lo sợ loa cổ sẽ có thể hư hỏng ở mức âm lượng lớn.
Đáp tuyến tần số của Deltalite ii 2510
Loa có đáp tuyến khá rộng, lên tới hơn 3000Hz và khá là bằng phẳng, Fs của loa đúng như specs từ nhà sản xuất.
Đáp tuyến tần số của Phillips 9710
Nhìn vào đáp tuyến 9710 có thể thấy rõ điểm tại đó nó bị chói, đó là tại khoảng tân số 8000hz tớI 10,000Hz và đó cũng nơi shop sử dụng mạch BSC để xử lý. Đáp tuyến 9710 trong thùng kín ngoại trừ phần bị chói thì nói chung khá là đẹp và cũng là lý do tại sao nhiều anh em lại hâm mộ đến thế. Sau khi đã có đầy đủ thông tin, chúng ta lấy ra file .frd từ phần mềm của bộ Mic đo từ Dayton Audio để cho vào Xsim tính toán.
Nhìn vào đáp tuyến của 2 driver, đặc biệt là 9710 vói trung âm của nó, cùng với kinh nghiệm cắt vói driver bass 25 không nên cắt quá 1000Hz, thì điểm cắt được xác định là khoảng 500Hz đó là điểm mà tại đó đáp tuyến của 9710 bắt đầu phẳng nhất.
Sơ đồ phân tần như sau:
Mạch BSC gồm cuộn cảm 0.27mh và điện trở 7.5 ohm đã xử lý khoảng chói của Phillips 9710.
Đáp tuyến tần số mô phỏng
Đường vàng là Deltalite ii 2510 và đường đỏ là Phillips 9710.
Phân tần sau khi ráp xong
Comment của anh Khiêm sau khi nhận loa
Một số clip test loa: