DIY loa kèn Cessaro Beta 2 sử dụng Visaton TIW 300, Altec 288-16k và Fostex T925A
Lấy cảm hứng từ mẫu loa kèn siêu cao cấp Cessaro Beta 2 có giá 30 tỷ đồng, khách hàng của Maybelle Audio mong muốn dựng lên một cặp loa kèn có hình dáng và kích thước tương tự tận dụng những củ loa kèn của anh kết hợp thêm các cặp củ loa từ shop.
Hình ảnh dưới đây là của cặp loa kèn 30 tỷ siêu cao cấp Cessaro Beta 2 nguyên bản:
Còn đây là bộ loa DIY dựa theo nguyên mẫu này với tỷ lệ rất sát.
Thông số của bộ loa:
Maybelle Audio thực hiện việc đo đạc thiết kế phân tần tại nhà khách với những bộ loa có kích thước và trọng lượng lớn. Bộ loa clone Cessaro Beta 2 này là một trong những bộ loa lớn như vậy.
Việc đo đạc được thực hiện bởi các thiết bị đo của Dayton Audio, DATS V3 (đo đáp tuyến trở kháng), Omnimic V2 (đo đáp tuyến tần số). Việc đo đạc và thiết kế có thành công không còn phải phụ thuộc vào cách đo, kỹ thuật đo. Ví dụ như bộ này, anh em cũng phải tính toán sao cho sát nhất với set up thực tế và đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật phân tần với từng cấu hình cụ thể, không có bộ nào là có công thức cố định.
Visaton TIW 300, được sử dụng làm loa bass cho bộ kèn, là dòng loa bass 30cm đầu bảng của hãng Visaton với màng loa làm từ hợp chất cao phân tử Cellulose đen, nam châm và khung đỡ bằng nhôm trọng lượng cao, sự kết hợp của lõi côn bằng capton và côn đường kính 6.5cm cho phép TIW 300 có thể chơi ở mức âm lượng lớn.
Đáp tuyến trở kháng của loa đo được khi gắn kèn:
Loa có Fs có thể xuống sâu cỡ 22Hz, với trở kháng thuần vào khoảng 7 ohm. Rất là sâu đối với một đôi loa bass 30cm.
Đáp tuyến tần số khi lắp kèn đo trong không gian tự do, chưa gắn phân tần.
Đáp tuyến khi ráp kèn cho thấy loa có dải rộng dần rộng lên tới khoảng 3000Hz, đáp tuyến tần số khá bằng phẳng, với loa bass 30, tần số cắt tối đa khoảng 1100Hz và vì thế chúng ta chỉ quan tâm tới dải tần từ 1100hz trở lại thôi. Với đoạn này, đáp tuyến của loa bass khá bằng phẳng.
Kèn mid là Altec 288-16K, phiên bản 16 ohm, là một dòng loa nén dải cao của Altec được coi là một trong những dòng loa treble (theo định nghĩa thời đó) tốt nhất, dùng rất phổ biến trong các dòng loa rạp chiếu phim. Loa có dải tần theo sách là từ 500-15,000Hz, tuy nhiên shop sẽ đo lại xem trải qua bao năm tháng và đặc biệt là khi đặt trong họng kèn này thì đáp tuyến tần số của nó ra sao.
Vì là củ loa cổ, shop sẽ phải đo lại xem 2 con có cân nhau không và răng có rụng cái nào chưa.
Đáp tuyến trở kháng của 2 con cho thấy 2 con này không cân nhau, cụ thể là một con kêu to và một con kêu bé, vì:
Đáp tuyến cho thấy tần số cộng hưởng của loa vào khoảng 400Hz, trở kháng thuần là 12.45 ohm.
So sánh đáp tuyến tần số của 2 con kèn 288-16k
Có thể thấy rõ là một con (cụ thể là vế phải, màu xanh), kêu to hơn con vế trái (màu đỏ) ở dải trung cao, và tần số cộng hưởng của con vế phải cao hơn con vế trái. Từ đây giải pháp là đằng nào chả lắp lpad để cân với loa bass thì sẽ chỉnh lpad của vế trái lớn hơn so với vế phải đề bù đắp sự thiếu hụt này và tần số cắt cũng phải tính theo tần số cắt thấp hơn (của con vế phải) để bảo vệ loa.
Fostex T925A thì quá nổi tiếng rồi, tôi cũng đã làm quá nhiều dự án với con này rồi nên xin phép không đề cập lại trong bài viết này, chỉ cần biết rằng, nó có độ nhạy lớn (108dB) và dải tần có thể chơi tới 35kHz, tần số cắt xác định vào khoảng 8,200Hz cho bộ này để match với dải cao của con mid kèn và vì độ nhạy của nó cũng lớn hơn độ nhạy con TIW 300 cho nên cũng sẽ phải làm thêm lpad cho nó.
Sau rất nhiều tính toán và cắm vào rút ra các linh kiện phân tần thì mới có được sơ đồ phân tần dưới đây:
Tần số cắt khoảng 500Hz và 8200Hz. Phân tần bậc 2 và đảo pha con mid kèn.
Đáp tuyến tần số mô phỏng
Màu đen (bass), màu vàng (mid) và màu đỏ (treble). Phân tần này chưa tính tới lpad lắp cho mid và treble nên dải trung và cao nhìn trội hơn hẳn. Tuy nhiên sau khi lắp lpad thì đáp tuyến thực tế đo đạc như dưới đây:
Comment của anh Kiên sau khi nghe:
Một số clip test tại nhà anh, phòng khách nên hơi ồn và vang. Anh em chụp tai nghe vào nghe nhé.